Trường THCS Đại An 52 năm phát triển và trưởng thành

Tháng Tư 18, 2016 9:30 sáng

Chuyện kể về mái trường

 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠI AN 52 NĂM

 XÂY DỰNG VÀ  PHÁT TRIỂN

 TỪ NĂM HỌC 1962-1963  ĐẾN NĂM HỌC 2014-2015 

Người viết: Vũ Duy Tân

Nguyên giáo viên – Nguyên chủ tịch Công đoàn trường

Đại An, tháng 5 năm 2015

104

LỜI GIỚI THIỆU 

Tùng! Tùng! Tùng!…” tiếng trống khai trường

 Nao nao lòng dạ, vấn vương nhớ hoài,

Nhớ ba năm học cấp hai.

Thầy cô rèn, dạy miệt mài nào quên!

Quên sao nổi nghĩa thày, tình bạn,. Nhất là hình ảnh lễ tổng kết hết khóa học  trên 30 năm về trước. Dưới mái trường phổ thông cấp II xã nhà còn lắng đọng mãi trong tôi. Từ mái trường Đại An thân yêu này. Tôi học tập phấn đấu, được giao làm bí thư  ban chấp hành Đảng ủy – chủ tịch hội đồng nhân dân xã…

Sững sờ nhìn ngó lại. Tôi thấy:

Anh Nguyễn Văn Trợ, Anh Phùng Công Hoa nguyên phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã. Anh Ngô Văn Giảng, anh Phùng Công Khoát, anh Phùng Văn Nhân nguyên bí thư ban chấp hành Đảng ủy và liên tiếp các thế hệ  cán bộ thôn, xã. Liên tiếp các ban thường vụ Đảng ủy xã nhà. Ngay ban thường vụ hiện tại như bạn Phùng Quốc Đồng phó Bí thư thường trực, bạn Nguyễn Gia Thuân phó bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân dân…. Đến các anh bác sỹ trạm trưởng trạm y tế Đại An, Liên Bảo, nhà thuốc Thanh Tùng tiếng tăm lan rộng khắp vùng. Rồi trên hàng chục đại tá: Tuyên, Đình, Vĩnh, Nam,Hải, Phương….Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Khuê. Công trình sư Vũ Đức Thìn, phó Tổng giám đốc tập đoàn điện lực Việt Nam – trưởng ban dự án hầu hết các công trình thủy điện nước nhà….

Tất cả lớp, lớp chúng tôi đều được rèn, dạy dưới mái trường trung học cơ sở Đại An.

Vậy từ ngày thành lập trường tới nay các thầy cô đã đào tạo cho quê mình được bao nhiêucán bộ tốt, công dân tốt, bác sỹ, chiến sỹ, tướng tá phục vụ Tổ quốc  kế tục dòng máu con Lạc, cháu Hồng.

Để tổng hợp lại những thành tích của trường từ ngày đầu thành lập đến nay. Thay mặt lãnh đạo xã nhà. Tôi kêu gọi các thầy cô giáo đã từng giảng dạy dưới mái trường Đại An yêu dấu viết lại những thành tích ấy.

Tư liệu của thầy Vũ Duy Tân nguyên là giáo viên – nguyên Chủ tịch công đoàn trường viết. Thầy viết xong đã được đầy đủ các thầy, cô hiệu trưởng của trường từ ngày thành lập đến nay kiểm chứng.

Thay mặt lãnh đạo xã nhiệt liệt hoan nghênh thầy Tân và trân trọng giới thiệu với Đảng bộ nhân dân với các thế hệ thầy trò Đại An.

“Chuyện kể về mái trường trung học cơ sở Đại An, 52 năm xây dựng và trưởng thành”

Thày Tân viết nêu bật 3 thời kỳ của trường:

 

Thời kỳ hòa bình lập lại trên miền Bắc (Từ 1954 đến 1964)

 

Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ (Từ 1964 đến 1975)

 

Thời kỳ nước nhà thống  nhất (từ 1975 đến nay).

 

Nhật ký và tài liệu lưu trữ của trường không có. Thầy Tân đã ngoài tám mươi tuổi. Thầy chỉ tham khảo ở thầy Vũ Quang Khải cùng dạy tại trường, nay là CHỦ TỊCH HỘI GIÁO CHỨC xã và đi tìm hiểu thực tế rồi rút trong trí nhớ của mình để viết chắc chắn còn sót thành tích của trường. Kính mong quý vị bổ sung gửi về trường.

Ban giám hiệu in tư liệu quý giá này bổ sung vào lịch sử truyền thống trường Trung học cơ sở quê ta kịp thời để dâng thành tích chào mừng lễ đón nhận danh hiệu:

TRƯỜNG  CHUẨN QUỐC GIA

cuối năm 2015 thêm phần long trọng.

Xin chân thành cảm ơn!

 

Đại An, ngày 15 tháng 10 năm 2015

Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch hội đồng nhân dân

 

Trần Văn Tự

 

Chuyện kể về mái trường

MÁI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠI AN

52 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

1962-1963 đến năm học 2014-2015

 

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KHI THÀNH LẬP TRƯỜNG

Năm học 1962-1963

Sau chiến thắng hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược. Miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội – thành hậu phương vững chắc: cung cấp sức người, sức của cho tiến tuyến để miền Nam chiến đấu giành chiến thắng cho nước nhà thống nhất.

Miền Nam vẫn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

Nhiệm vụ chiến đấu giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước trở thành yêu cầu thiêng liêng, nhiệm vụ chính trị của toàn dân tộc Việt Nam.

Đại An là một xã thuộc miền trung huyện Vụ Bản. Thời kỳ đó xã nhà có 3 thôn, hình thành 3 hợp tác xã nông nghiệp và một hợp tác xã mua bán, một hợp tác xã tín dụng.

Ba hợp tác xã nông nghiệp là:

Hợp tác xã An Duyên;

Đại Đê;

An Tiến (gồm An Cự, thôn Ngói).

Hợp tác xã mua bán phân làm 2 cửa hàng  đặt ở đầu xã là đầu làng An Duyên, cuối xã là đầu làng An Cự (Hai cửa hàng đều ôm lấy đường 38B (đường 12 cũ))

Hợp tác xã tín dụng đặt văn phòng tại trụ sở ủy ban nhân dân ở thôn Đại Đê.

Diện tích tự nhiên là 890 ha;

Dân số khi thành lập trường là 5.258 khẩu.

Đại An cách thành phố công nghiệp Dệt Nam Định 5 km.

Dân cư sinh sống hai bên đường quốc lộ 38B (quốc lộ 12 cũ) nên việc đi lại rất thuận tiện.

Phía tây giáp thôn An Hưng xã Hưng Đạo và xóm Phủ xã Quang Trung.

Phía đông giáp xã Mỹ Xá ngoại thành Nam Định.

Phía Nam giáp đường quốc lộ số 10 và xã Liên Bảo.

Phía Bắc giáp thôn Lương Mỹ, thông Đồng Lạc xã Hưng Đạo( xã Hưng Đạo nhập xã Lục Hợp thành xã Hợp Hưng).

Nhân dân có đời sống chính là 90% làm nghề nông trong 3, hợp tác xã nông nghiệp. Quân bình ruộng đất toàn xã là 2 sào bắc bộ. Dân Đại An ta cần cù lao động.

Nhờ ơn Đảng, Bác: miền Bắc được giải phóng.Song do chiến tranh kéo dài nên cuộc sống của dân còn nhiều khó khăn. Dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu còn theo bám vào các lũy tre làng…

A.THUẬN LỢI

1.Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba năm 1960 chỉ rõ:

“Muốn hoàn thành xứ mạng lịch sử là chiến đấu giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước và xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa. Đảng cần có con người mới xã hội chủ nghĩa. Con người có trí thức, có văn hóa. Yêu cầu cấp bách của Đảng là tiến tới phổ cập hết chương trình cấp II đến toàn dân. Trước mắt là phổ cập nhanh cho lớp trẻ…”

Hàng loạt các trường phổ thông cấp II trên toàn miền Bắc ra đời.

Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng. Sự ủy quyền của lãnh đạo Tỉnh. Thường trực ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản quyết định thành lập trường phổ thông cấp II xã Đại An theo hệ quốc lập (như hệ trường công lập hiện nay).

Cung cấp đội ngũ. Chỉ đạo chuyên môn do ty giáo dục tỉnh Nam Hà chịu trách nhiệm (thời kỳ quá độ: hai tỉnh Nam Định và Hà Nam nhập lại thành tỉnh Nam Hà) và ty giáo dục quản lý các trường cấp II, cấp III).

Việc xây dựng trường phổ thông cấp hai xã Đại An do nhân dân Đại An lo liệu. Huyện chỉ điều từ trường phổ thông nông nghiệp đặt trên thôn Ngói (đã giải thể) sang trường phổ thông cấp II Đại An. Bàn ghế học sinh 80 bộ, bàn ghế giáo viên 5 bộ, bảng đen 3 cái.

Hội đồng sư phạm nhà trường phổ thông cấp II Đại An tổ chức thi tuyển học sinh ở các xã Đại An, Hưng Đạo, Quang Trung chọn 230 em lớp đầu cấp vào học.

  1. Tập thể sư phạm trường phổ thông cấp hai xã Đại An:

– Về hiệu trưởng: thầy Nguyễn Thanh Trì quê xã Trực Mỹ huyện Trực Ninh. Từ hiệu trưởng trường phổ thông nông nghiệp Đại An (đã giải thể trường) về nhận nhiệm vụ hiệu trưởng trường phổ thông cấp II Đại An từ năm học 1962-1963.

– Hội đồng sư phạm trường

Ty giáo dục tỉnh Nam Hà sẽ điều động đủ số lượng giáo viên theo cơ cấu: tự nhiên, xã hội về nhiệm sở từ tuần đầu tháng 8 năm 1962 chuẩn bị cho năm học mới.

  1. KHÓ KHĂN

Trường phổ thông cấp II xã Đại An được thành lập theo hệ quốc lập. Song nhà trường chỉ  được cung cấp số lượng giáo viên. Các thầy cô được hưởng mọi quyền lợi của giáo viên quốc lập. Các em học sinh không phải đóng học phí. Còn việc xây dựng trường đều do nhân dân xã Đại An lo liệu hết.

LƯU Ý:

Ở giai đoạn  này cả huyện Vụ Bản mới có 4 trường phổ thông cấp II:

  1. Trường phổ thông quốc lập cấp II Vụ Bản. Trường được thành lập 1952 ở miền thượng huyện Vụ Bản. Do chiến đấu chống thực dân Pháp. Trường cơ động qua các xã Cộng Hòa, Trung Thành đặt nhờ đình chùa và nhà dân rộng để học. Năm 1957 cải cách ruộng đất thắng lợi. Có khu nhà lá ở cánh đồng thôn Dư Duệ giáp đồng thôn Côi Sơn xã Tam Thanh, là nơi làm việc của đoàn ủy cải cách. Đoàn hoàn thành nhiệm vụ được giải thể. Huyện cho trường phổ thông cấp II quốc lập huyện về khu đó.
  2. Trường thứ 2:

Trường phổ thông cấp II dân lập đặt tại xã Quang Trung. Trường thành lập vào năm học  1955-1956.

  1. Trường thứ 3:

Trường phổ thông cấp II quốc lập xã Cốc Thành

Trường mang tên người chiến sỹ cách mạng đã chiến đấu anh dũng hy sinh trên mảnh đất quê hương xã Cốc Thành. Ông là Trần Lâm tên trường là trường phổ thông cấp II Trần Lâm.

  1. Trường thứ 4:

Trường phổ thông nông nghiệp thôn Ngói xã Đại An.

  1. Trường thứ 5:

Trường phổ thông cấp II xã Đại An thành lập từ năm học 1962-1963

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIẢI TRÌNH 52 NĂM HỌC

PHẤN ĐẤU GIẢNG DẠY VÀ PHÁT TRIỂN

PHÂN LÀM BA THỜI KỲ

  1. Trường ở thời kỳ hòa bình lập lại trên miền Bắc

(Từ 1954-1955 đến hết năm học 1963-1964)

  1. Trường thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của miền Bắc xã hội chủ nghĩa của đế quốc Mỹ đến giải phóng miền Nam.

(Từ năm học 1964-1965 đến hết năm học 1974-1975)

III. Trường ở thời kỳ nước nhà thống nhất

(Từ năm học 1975-1976 đến nay)

 

CÁN BỘ QUẢN LÝ 52 NĂM QUA

CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ XÃ ĐẠI AN

(Từ năm học 1962-1963 đến năm học 2014-2015)

Từ ngày Trường ra đời (năm học 1962-1963) đến nay (năm học 2014-2015) có 8 thầy cô hiệu trưởng. Có tới 10 phó hiệu trưởng và tới vài trăm thầy cô giáo.

  1. Thầy Nguyên Thanh Trì quê Trực Mỹ huyện Trực Ninh. Hiệu Trưởng.

Từ năm học 1962-1963 đến hết 1966-1967

Thời gian là năm năm học

Bí thư Ông Vũ Hữu Chi, Chủ tịch Ông Vũ Khắc Hiển.

  1. Thầy Phạm Tất Dũng quê thôn Hoàng xã Minh Tân huyện Vụ Bản – Hiệu trưởng.

Học kỳ I năm học 1967-1968 là 1/2 năm học.

Bí thư, chủ tịch như trên.

  1. Cô Nguyễn Thị Nguyến ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Cô lên sinh sống với bố mẹ ở tỉnh Bắc Giang. Cô rời quân ngũ đánh Pháp về.

Hiệu trưởng từ học kỳ II năm học 1967-1968 đến hết năm học 1970-1971 là 3 năm rưỡi

Bí thư chi bộ Ông Phùng Công Lan

Chủ tịch ủy ban Ông Vũ Khắc Hiển

Phó hiệu trưởng.

  1. Thầy Trần Sĩ Khải quê cổng hậu Thành phố Nam Định. Hiệu trưởng

Từ năm  học 1971-1972 đến hết năm học 1972-1973 là hai năm học

  1. Thầy Lê Văn Thiêm ở Nam Trung- Nam Đàn-Nghệ An

Hiệu trưởng từ năm học 1973-1974 đến hết 1976-1977. Thời kỳ đầu là 4 năm

Thầy đi học.

Đến năm học 1980-1981 đến hết năm học 2004-2005

Cộng cả 2 đợt là 29 năm học

Các phó hiệu trưởng lần lượt Vũ Nguyên Thịnh, Nguyễn Khắc Tạc, Đặng Huy Chân, Vũ Thị Ngăm, Vũ Thị Thanh Tâm.

  1. Thầy Bùi Đăng Chấn quê Thành Lợi Vụ Bản

Quyền Hiệu trưởng 1977-1978 là 1 năm học.

Phó hiệu trưởng Thầy Vũ Nguyên Thịnh.

  1. Thầy Nguyễn Khắc Tạc ở An Duyên-Đại An

Quyền Hiệu trưởng 1978-1979 + 1979-1980.  2 năm học

Bí thư Ông Phùng Công Lan. Chủ tịch Ông Nguyễn Như Cố

Thày Thiêm đi học xong tiếp tục về làm hiệu trưởng từ năm học 1980-1981 đến hết năm học 2004-2005 thầy nghỉ hưu.

  1. Thầy Trần Ngọc Nhâm quê thôn Đồng Lạc xã Hợp Hưng

Hiệu trưởng từ năm học 2005 – 2006 đến nay (năm học 2014-2015) là 10 năm học.

Phó hiệu trưởng Cô Vũ Thị Tâm

Chủ tịch, Bí thư các Ông Phùng Công Khoát, Phùng Văn Nhân, Trần Văn Tự. Chủ tịch Nguyễn Gia Thuân.

  1. TRƯỜNG Ở THỜI KỲ HÒA BÌNH LẬP LẠI TRÊN MIỀN BẮC
  2. XÂY DỰNG TRƯỜNG:
  3. CHUẨN BỊ:

Tháng 2-1962, nhận quyết định thành lập trường

Ông Vũ Hữu Chi – Bí thư chi bộ xã

Ông Vũ Khắc Hiển phó Bí thư, chủ tịch ủy ban; hai ông cùng thường vụ chi ủy, thường trực ủy ban, thống nhất triệu tập các hội nghị:

+ Hội nghị toàn thể các đồng chí Đảng viên

+ Hội nghị quân dân chính Đảng trong xã

Các hội nghị đều quán triệt nhiệm vụ xây dựng trường phổ thông cấp II xã Đại An.

Ở hai hội nghị bàn thực hiện các việc:

  • Chọn địa điểm đặt trường.

Trong hội nghị rất nhiều lập luận xem đặt trường ở thôn nào thuận lợi nhất, Mọi thành viên ở cả 2 hội nghị nghe Ông Vũ Văn Thận ủy viên thường vụ chi ủy. Ông Vũ Văn Bào chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp An Tiến. Cả hai ông đều là người làng An Cự cùng chung ý kiến.

+ Nếu trường đặt ở khu ruộng cát cao rộng một phần lăng (đã dời hết mộ) ở phía nam sát làng An Cự có những điểm lợi:

Khu này ở thế đất cao Dựng lớp chỉ gợt phần mặt nền không phải vượt đế nền, vượt sân bãi. Nếu chọn cánh ruộng chiêm phía Bắc đường 38B thuộc địa phận Đại Đê. Tuy có trung độ song dân còn nghèo lại thuê thợ thổ vượt đế nền một ngôi trường tới mươi nghìn mét khối đất. Lấy tiền đâu mà góp?

+ Trường đặt ở An Cự Trường ôm lấy lũy tre làng quá thuận lợi thời kỳ chống Mỹ lâu dài. Trường lại đặt ngay trước một làng là đất học. An Cự xa xưa có gia đình con nối cha đều là tiến sĩ hàng đầu đất nước như cha con cố Vũ Vĩnh Trinh,Vũ Duy Thiện. Làng nhỏ có tới hàng chục thầy đồ nho, thầy thuốc và hương sư nhiều cụ đồ nhất, nhì trường thi thời xa xưa lịch sử như cố nhất Đầm, cố đồ Nhì…

Nghe hai ông lập luận, phân tích hội nghị tâm đắc và đồng thuận cao. Xã lấy biểu quyết và quyết định đặt trường tại An Cự.

– Thành lập ban điều hành và ban bảo trợ học đường

+ Ban điều hành:

Ông chủ tịch ủy ban nhân dân là trưởng ban

Ông phó chủ tịch ủy ban nhân dân phó trưởng ban

Ông ủy viên ban phụ trách khối văn xã làm phó trưởng ban thường trực.

Tất cả các Ông bà trưởng ban ngành trong xã Bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi hội trưởng hội liên hiệp phụ nữ đều là thành viên.

+ Ban bảo trợ học đường:

Cụ Vũ Văn Lại ở An Cự đã từng là phó chủ tịch ủy ban hành chính xã An Cự lâm thời là trưởng ban.

Cụ Nguyễn Xuân Hưởng – An Duyên từng là chủ tịch mặt trận xã là phó ban.

Các ủy viên: Cụ Thính – An Cự phó ban thường trực.

Cụ Nguyễn Văn Thìn xóm Ngói, Cụ Trần Văn Tảo Đại Đê ủy viên.

Mỗi thôn về chọn bầu ban bảo trợ thôn mình cho phù hợp.

+Phân công dựng phòng học:

Thôn An Duyên 2 phòng. Có  một phòng lợp Ngói làm văn phòng hội họp của hội đồng sư phạm. Vì thôn này lượng công nhân nhà máy dệt đông đời sống khá hơn.

Thôn Đại Đê hai phòng lợp rạ.

Thôn An Cự hai phòng lợp rạ.

Thôn Ngói một phòng lợp rạ.

Từ vị trí đến quy cách phòng học xã đã cắm mốc và có mẫu quy cách chung. Xung quanh lợp đều thưng vách. Khi khô xoa cát quét vôi. Cửa phải nẹp cẩn thận. Từng phòng đều dựng tre to, già kiểu nạnh sòng chống bão. Lớp phải đổ bục giảng cao phía trước…

Ông Vũ Hữu Chi Bí thư chi bộ xã nhấn mạnh:

“Cán bộ, Đảng viên phụ trách từng thôn phải tổ chức họp toàn dân quyên góp tiền công, xoan, tre, rơm rạ. Các đồng chí phải động viên để nhân dân thông suốt, tự nguyện không được gò bó, ép buộc. Từng thôn thi đua nhau hoàn thành lập thành tích dâng ngày sinh nhật Bác 19-5-1962. Khi xong, ban điều hành, nghiệm thi chấm điểm thi đua. Các đồng chí chọn những tấm gương tiêu biểu gửi về xã biểu dương…”

  1. TRIỂN KHAI XÂY DỰNG TRƯỜNG NĂM HỌC 1962-1963

Nhận địa điểm và kế hoạch xã phân công. Các thôn về tổ chức hội nghị toàn dân bàn bạc hiến kế xây dựng phòng cho con em mình học. Theo dõi các thôn ai có con em đi học cấp II đều đi đủ nhiều phụ huynh con còn học lớp dưới cũng đi họp đông đủ… Trong hội nghị không hề có ý kiến bàn ngang, mọi người đều thông suốt…

Sau hội nghị: cả 3 thôn đều tấp nập: Tốp này xe tre, tốp kia xe rơm rạ… lần lượt chuyển về khu tập kết. Trong làng, ngoài xã chỗ nào cũng chuyện dựng lớp cho con mình học. Chuyện cười, nói râm ran chả khác nào không khí của ngày Hội.

Đúng ngày hội thật! Chỉ có làm dân thời đại Bác Hồ ta mới được dựng trường cho con con cháu cháu mình học đua tài góp phần xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc mà Đảng và Bác giành lại cho chúng ta. Chứ dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến, người nông dân, nhất là nông dân nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc ai dám mơ đến việc dựng trường cho con cháu mình học?

Toàn Đảng, toàn dân xã nhà bừng bừng khí thế thi đua nhau. Nhiều người đã  chọn những cây tre già nhất bụi, cao nhất, thẳng nhất. Chọn những bó rạ rơm cứng nhất, tốt nhất góp với thôn, xe sang An Cự dựng trường cho con học….

Tính ra mới cuối tháng 2. Từng thôn họp phân công vật liệu và công việc của một phòng học. Hết tháng tư Đại An đã có một ngôi trường 7 phòng học. Phòng nào phòng ấy vách được quét vôi trắng xóa. Các mái rạ từng lớp rạ được xén bằng chằn chặn. Cả 7 phòng cùng một khuôn mẫu trông rất khang trang.

Ngôi trường phổ thông cấp II sơ khai sau hòa bình lập lại trên miền Bắc của một xã làm nghề nông nghèo. Ngôi trường chỉ bằng tre, rạ, vách, cót nối nhau dài một dãy cao nghễu nghệ ôm lấy lũy tre làng An Cự. Trường ở thế ruộng cao, hướng nam quay ra đường 38B (đường 12 cũ) thoáng đãng đẹp như trong mơ của những người nông dân nghèo được Đảng, Bác đem lại. Ai cũng phấn khởi.

Nhìn ngôi trường càng thấy cái viễn cảnh của ngày mai tươi sáng hạnh phúc tràn trề. Công dân tốt, cán bộ tốt, kỹ sư, bác sỹ, tiến sỹ của con dân Đại An sẽ từ đây mà ra chứ còn ở đâu  ra nữa?

Đúng lịch trình đã định đầu tháng 5-1962 khu trường phổ thông cấp II xã Đại An đã hoàn thành.

19-5 ngày sinh nhật Bác toàn Đảng toàn dân Đại An được xã triệu tập đã nô nức về dự lễ khánh thành ngôi trường phổ thông cấp II đầu tiên trên quê hương nghèo.

Trong buổi lễ long trọng này. Ông Bí thư chi bộ xã Vũ Hữu Chi thay mặt Đảng, chính quyền biểu dương Cụ Lại, cụ Thính biểu dương ban bảo trợ trường. Ban bảo trợ các thôn trên một tháng qua các cụ cơm nhà việc trường tận tình với nhiệm vụ được giao. Ông nhắc tên các bậc phụ huynh của cả 3 thôn. Nhiều vị đã chọn những cây tre thẳng nhất, già nhất, cao nhất tự nguyện giúp thôn dựng trường cho con cháu mình học. Ông biểu dương cán bộ, Đảng viên đã động viên được khí thế cách mạng của toàn dân. Mọi người đã tất cả vì con em Đại An chúng ta. Ông động viên thầy hiệu trưởng và tập thể sư phạm trường vượt mọi khó khăn cùng với địa phương sâu sát  các bậc phụ huynh lo toan xây dựng trường để đào tạo những mầm xanh cho Đại An…

  1. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HIỆU TRƯỞNG VÀ TẬP THỂ SƯ PHẠM TRƯỜNG PHỔ THÔNG CẤP II ĐẠI AN.

THẦY HIỆU TRƯỞNG THỨ NHẤT

  1. THẦY NGUYÊN THANH TRÌ

Quê xã Trực Mỹ huyện Trực Ninh. Thầy là người hiệu trưởng đầu tiên của trường phổ thông cấp II Đại An. 5  năm học (Từ năm học 1962-1963  đến hết năm học1967-1968).

Thầy đang là hiệu trưởng phổ thông nông nghiệp. Trường đặt tại xóm Ngói xã Đại An. Khi trường giải thể. Thầy được điều về hiệu trưởng trường phổ thông cấp II xã Đại An. Nhận quyết định. Thầy về gặp Ông Chủ tịch ủy ban hành chính xã Ông Vũ Khắc Hiển. Ông đón tiếp thày niềm nở và giới thiệu khái quát về tình hình trong xã, tình hình của trường. Ông dẫn thầy xuống gặp cụ Lại trưởng ban bảo trợ học đường ở An Cự (nơi trường ở). Ông giao nhiệm vụ cho cụ Lại và ban bảo trợ chọn những gia đình rộng, tốt để các thầy cô giáo ăn ở. Ông cùng cụ Lại dẫn thầy thâm nhập thực tế trường và cơ sở cho các thầy cô giáo ở.

Nhận đủ số lượng giáo viên nơi ăn chốn ở của từng thầy cô ổn định. Thầy họp hội đồng phiên đầu tiên giới thiệu từng thành viên làm quen với nhau. Thầy cho học nội quy, quy chế, phân công tổ trưởng chuyên môn, phân công công việc tổ chức kỳ thi chọn 230 em biên chế 5 lớp. Phân công chủ nhiệm lớp và phân công các công việc cần thiết…

Lễ khai giảng năm học đầu tiên của trường phổ thông cấp II Đại An được đón tiếp các đại biểu thay mặt cho ủy ban nhân dân huyện, của Ty giáo dục, của đầy đủ ban ngành trong xã về dự.

Suốt năm học 1962-1963 Trường mới thành lập, cơ sở vật cất phục vụ cho việc dạy và học thiếu thốn nhiều. Trường chưa có lớp cuối cấp thi tốt nghiệp…

Tổng kết năm trường mới chỉ đạt được yêu cơ bản của nhiệm vụ năm học đề ra. Trường được biểu dương là bước đầu ổn định tốt không vi phạm gì.

Sang năm học 1963-1964 thầy hiệu trưởng và các tổ trưởng tăng cường dự giờ, thăm lớp và tổ chức hội giảng hai bộ môn Văn và Toán theo sự chỉ đạo của Ty giáo dục. Các thầy cô chủ nhiệm tối tối tăng cường xách đèn chai xuống các thôn thăm các em và nhắc nhở phụ huynh ưu tiên dầu đèn và thời gian cho con em học tập.

Tổng kết năm học thứ hai tập thể sư phạm trường được biểu dương có cố gắng nhiều.

  1. TRƯỜNG CHUYỂN TỪ THỜI BÌNH SANG THỜI KỲ CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA GIẶC MỸ ĐẾN GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM

Chuẩn bị bước vào năm học 1964-1965 miền Bắc xã hội chủ nghĩa ngày càng có bước phát triển mạnh mẽ về công, nông nghiệp, về văn hóa giáo dục.

Phong trào                     GIÓ ĐẠI PHONG

SÓNG DUYÊN HẢI

TIẾNG TRỐNG RỘN RÃ BẮC LÝ

Đã thúc đẩy phong trào thi đua của miền Bắc lên bước mới.

Chiến trường miền Nam quân dân ta chiến thắng lớn liên tiếp. Tổng thống Mỹ Giôn Sơn điên loạn lệnh tập trung hàng trăm máy bay hiện đại kết hợp với thủy quân lục chiến mở chiến dịch đánh phá miền Bắc ngày 5-8-1964. Chúng rắp tâm vượt Trường Sơn và rùm beng “lấp sông BẾN HẢI” “chiếm miền Bắc nhanh chóng”.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ ủy ban nhân dân huyện và phòng giáo dục lệnh chuyển việc học tập của học sinh từ thời bình sang thời chiến. Trong những ngày còn lại của tháng 8-1964 tất cả mọi trường phải rỡ các phòng học ở khu tập trung sơ tán triệt để vào các lũy tre làng. Các phòng học phải có cự ly cách xa nhau đề phòng máy bay oanh tạc. Các trường dựa vào phụ huynh hoàn thiện đầy đủ các phòng học để kịp khai giảng năm học mới 1964-1965 đúng lịch của Bộ giáo dục.

Nhận lệnh lãnh đạo xã triệu tập hội nghị đầy đủ thành phần thôn, xã, các ban bảo trợ triển khai. Ông Bí thư Đảng ủy nhấn mạnh: “Đặt sự an toàn tuyệt đối của thế hệ trẻ Đại An lên trên hết”. Các đồng chí được phân công, các thầy cô, các vị bảo trợ họp gấp theo lũy tre làng vận động phụ huynh để mọi người thông lệnh rỡ trường về theo vị trí xã đã chọn. Từ lớp vỡ lòng đến các lớp cấp II phải đào hào từ lớp ra hầm kèo ở ngoài lớp đầy đủ và chắc chắn. Em nào đi học cũng phải có mũ rơm, túi thuốc cá nhân, khẩu trang mang bên người đề phòng máy bay Mỹ oanh tạc. Chúng ta đã chấp hành nghiêm lệnh rỡ phòng học đi sơ tán là chúng ta thắng Mỹ rồi….!”

 

Từng thôn về triệu tập tập hội nghị họp bàn như sự chỉ đạo của xã. Phụ huynh học sinh thôn nào, thôn ấy đều thông suốt lệnh sơ tán của cấp trên.

Lại một lần nữa từng đoàn xe cải tiến đầy ắp tre, rơm, rạ, lạt, thang, cưa, đục… nối đuôi nhau chuyển vào làng An Cự (theo vị trí đã định).

Sau cuộc họp nửa tháng ban lãnh đạo xã đi nghiệm thu. Trường phổ thông cấp II xã nhà đã có đủ các phòng học. Phòng nào cũng đầy đủ hào, hầm kèo vững chắc. Đại An lại có được ngôi trường sơ tán đảm bảo cho lễ khai giảng năm học mới đúng lịch Bộ giáo dục quy định.

LƯU Ý:

– Khi số lượng đảng viên chính thức đủ theo điều lệ cơ quan tổ chức cho Chi bộ Đảng xã Đại An được chuyển thành Đảng bộ xã vào tháng 4-1964. Cuối 1964 cơ quan tổ chức cuả Đảng quyết định xã Đại An được thành lập Chi bộ thôn. Chi bộ giáo dục xã (gồm các đảng viên mầm non, cấp I, cấp II thành lập là một chi bộ).

Ông Phùng Công Lan quê An Duyên là thương binh được trên cử về thay Ông Chi để Ông Chi về huyện nhận nhiệm vụ mới.

Khai giảng năm học chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ xong. Thầy hiệu trưởng được nhận thêm các em học sinh ở thành phố Nam Định sơ tán về nên năm học 1966-1967 học sinh trường lên tới 286 em.

Ổn định khu trường sơ tán bước đầu. Tập thể sư phạm trường noi gương các thầy cô ở trường phổ thông cấp II Bắc Lý tỉnh Hà Nam. Thầy Trì dự sinh hoạt chuyên môn các tổ và thăm lớp dự giờ cùng các tổ trưởng chuyên môn để nâng chất lượng của trường lên bước tiến mới.

Nhận quyết định về làm hiệu trưởng để thành lập trường phổ thông cấp II Đại An đến năm học 1966-1967 đúng 5 năm học. Thầy hiệu trưởng Nguyễn Thanh Trì lăn lộn với việc làm trường tới 2 lần. Các thầy cô giáo trẻ được điều ở nhiều nơi về. Vì thế những năm học 1965-1966 và 1966-1967 trường Đại An mới chỉ được xếp vào loại trường còn phải cố gắng.

Cơ quan tổ chức cấp trên thấy thầy Trì trẻ, khỏe, có phong cách lãnh đạo tốt. Hết năm học 1966-1967 thầy Trì được nghỉ ôn tập để năm tới về trường đại học sư phạm Hà Nội học dài hạn bổ xung nguồn cho ngành giáo dục.

THẦY HIỆU TRƯỞNG THỨ HAI CỦA ĐẠI AN

  1. Thầy Phạm Tất Dũng quê xóm Hoàng, xã Minh Tân, huyện Vụ Bản được về làm hiệu trưởng năm học 1967-1968, thay thầy Trì. Thầy Dũng hiệu trưởng được một học kỳ cấp trên cử thầy về Hà Nội học chính trị.

Thầy Dũng làm hiệu trưởng đúng nửa năm học.

NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG THỨ BA CỦA TRƯỜNG ĐẠI AN

  1. Cô Nguyễn Thị Nguyến hiệu trưởng nữ đầu tiên của trường phổ thông cấp II xã Đại An:

Cô Nguyễn Thị Nguyến Hải Hậu ta

Lên tỉnh Bắc Giang ở với cha

Cha chủ ty rượu thời Pháp thuộc

Sống trên nhung lụa đẹp tựa hoa

 

Cô lên CHIẾN KHU vào bộ đội

Chín năm kháng chiến đời xông pha

Đánh Pháp xâm lăng giành giữ nước

Chiến thắng giặc rồi về quê nhà

 

Ra quân, cô đi học sư phạm, học quản lí Giáo dục. Cô được bổ nhiệm làm quản lí trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học Nam Hà. Trường đặt tại  xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản.

Cơ quan tổ chức cấp trên cử cô về làm hiệu trưởng phổ thông cấp II xã Đại An từ học kỳ II năm học 1967-1968.

Ban bảo trợ xếp cô về ở nhà cụ Phụ thôn An Cự.

Theo sự chỉ đạo của cấp trên. Cuối năm 1967 thôn An Hưng thuộc xã Hưng Đạo được chuyển về nhập với xã Đại An. Từ đây xã Đại An có 4 thôn: thôn An Duyên-thôn Đại Đê-thôn An Cự-thôn An Hưng (thôn này còn có tên gọi là thôn Kim Phô, thôn Võng Cổ nữa). Đời sống của nhân dân thôn An Hưng còn khó khăn hơn các thôn ở xã Đại An.

Việc thi tuyển học sinh vào lớp đầu cấp. Các em ở An Hưng điểm thấp hơn các thôn khác vì vậy cô hiệu trưởng xin cơ quan giáo dục cho phép nhà trường hạ thấp điểm đối với các em An Hưng một chút. Khi các em được tuyển nhà trường xếp các em An Hưng vào một lớp. Ban giám hiệu giao cho các thầy cô dạy 2 môn Văn, Toán bồi dưỡng thêm cho các em mỗi tuần hai buổi để các em tiến kịp các lớp khác.

Sĩ số năm học này là 358 em.

Mặc dầu thày trò đều cố gắng song tổng kết năm trường phổ thông cấp II Đại An xếp loại cuối của tỉnh.

Bản chất bộ đội Cụ Hồ đã ngấm vào máu cô hiệu trưởng nữ đầu tiên của Đại An. Cô cam chịu để trường xếp bét tỉnh mãi à?

Đi sâu tìm hiểu đời tư của từng giáo viên. Cô phân loại: những cô nào có chồng đi chiến đấu xa. Những thầy cô nào đông con? Những thầy cô nào gia đình khó khăn. Cô đề nghị công đoàn giúp đỡ để các thầy cô an tâm giảng dạy.

Được biết một thầy giáo trẻ sống xa quê lại tận tình công tác. Thầy đang thời kỳ yêu cô giáo trường bạn đã chín mùi, muốn cưới. Song hoàn cảnh khó khăn, gia đình thày ở xa, cô bàn với giám hiệu, với ban chấp hành công đoàn, chi đoàn giúp lượng chè, thuốc lá mậu dịch phân cho trường theo tiêu chuẩn. Cô đề nghị công đoàn mua tặng, Cô cùng công đoàn lo tổ chức lễ cưới đơn giản, vui vẻ hợp với nhà giáo thời chiến.

Đối với các em học sinh nghèo, các em con các hộ chính sách. Cô xin ban quản lý trích quỹ giúp các em một phần giấy bút. Các em nghèo học giỏi Cô trích lương của mình giúp các em giấy, bút khuyến khích các em vươn lên.

Những việc làm kể trên của cô có tác động lớn đến phong trào. Cô tổ chức hội giảng bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ tại chỗ thiết thực. Thông qua đây mà thầy Vũ Nguyên Thịnh đi hội giảng huyện đạt điểm cao. Thầy Lê Quang Khang đạt loại giỏi của tỉnh ở kỳ hội giảng. Ở An Duyên có học sinh đạt giải nhì Văn cấp tỉnh.

Giai đoạn này đời sống nhân dân miền Bắc quá khó khăn. Lương tháng mỗi thầy cô mua một chiếc lốp xe đạp bên ngoài còn thiếu. Mỗi tháng mỗi thày được cáp sổ mua 13 kg 5 gạo. Tiết kiệm chống Mỹ nửa cân. Được mua 13 cân. Tháng nào cũng độn quá nửa bằng ngô răng ngựa, bằng khoai lang, bằng bột mỳ, bằng hạt bo bo. Có tháng còn độn cả đạm Ure nữa, hàng hóa đều phân phối mỗi nhà giáo một năm được 5m phiếu vải. Có phiếu thương nghiệp không phân phối cũng không được mua. Thương nghiệp phân từ lít dầu đốt  đèn phân cả xà phòng nữa, từ cái kim cuộn chỉ đến gói thuốc lào cũng phân phối. Có thế mới đảm bảo được công bằng xã hội trong thời buổi khó khăn của Miền Bắc. Tất cả cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước toàn thắng của chúng ta.

Mặc khó khăn thiếu thốn thầy trò trường phổ thông cấp II Đại An vẫn đặt niềm tin, sắt son vào Đảng, Bác, phong trào thi đua hai tốt vẫn bừng bừng khí thế vươn lên. Song song việc chỉ đạo chuyên môn cô Hiệu trưởng luôn trăn trở về cơ sở vật chất của ngôi trường. Các phòng học tranh tre, cót vách làm từ ngày đầu thành lập. Lại được rỡ đến khu sơ tán, các phòng xuống cấp. Không biết có trụ nổi qua mùa gió bão tới không. Cô mơ đến một ngôi trường xây ngói hóa….

Cô tìm gặp các vị phụ huynh có nghề xây dựng giỏi nhờ họ tính giúp gạch ngói, luồng xoan, vôi cát, công…. của một phòng học quy cách. Cô nhẩm nhanh với 10 phòng hết bao nhiêu? Sau những đêm suy nghĩ, cô vùng dậy: “Có trường xây ngói hóa rồi!”

Cô biết 4 hợp tác xã của 4 thôn đều có lò gạch, lò ngói thủ công. Có vườn xoan, bạch đàn đầy cây đủ tuổi hạ. Cô đến gợi ý các vị chủ nhiệm, giúp đỡ đi đến gặp hết 4 chủ nhiệm. Cả 4 vị đều nhất trí cao với cô: “Xây trường lợp ngói cho con em mình học đúng quá! Chúng tôi nghèo tiền chứ cái tâm xây trường không nghèo gạch, ngói, cây hợp tác xã nào cũng dư. Cô báo cáo để lãnh đạo xã quyết…. Chúng tôi phục tùng…”. Nguyện vọng của cô đúng là ý Đảng, lòng Dân Đại An rồi! Cô ạ!

Cô báo cáo xã. Thường trực Đảng, chính quyền xã mở hội nghị bàn triển khai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, nhân dân Đại An vượt khó xây dựng khu trường xây ngói hóa về khu cát cao ôm lũy tre làng An Cự. Sau 3 tháng ngôi trường đã hoàn thiện. Đúng sự chỉ đạo của Ông Bí thư Đảng bộ, Ông Chủ tịch Ủy ban, phòng nào cũng ngụy trang che lấp màu ngói đỏ. Các phòng đều có hào ra hầm, kèo tre tươi vững chắc để thầy trò tránh máy bay Mỹ đánh phá.

Nhìn khu trường mới xây: đẹp, ở thế đất cao. Ngôi trường trong mơ của những người nông dân nghèo Đại An được Đảng, Bác Hồ đem lại. Chắc chắn dưới mái trường này con cháu chúng ta sẽ vươn lên học giỏi, học để mai sau góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam tiến kịp các nước tiên tiến như sinh thời Bác Hồ mong mỏi.

Có trường mới thầy trò ra sức phấn đấu dạy tốt, học tốt. Tổng kết năm học 1969-1970 trường xếp thứ 4 toàn tỉnh, năm học sau trường vươn lên thứ nhì.

Đó là công sức của Đảng bộ, của nhân dân Đại An cộng với trí tuệ của tổng thể sư phạm trường. Đặc biệt là trí tuệ của người khoác trên mình màu xanh áo lính. Người nữ Hiệu trưởng đầu tiên của xã chúng ta.

Tiếc quá! Cô được điều về Thành Nam rồi!

Có ba năm rưỡi lãnh đạo trường

                     Để lại thành quả cho quê hương

                     Mái trường ngói hóa tươi roi rói

                     Nền nếp chuyên môn Ty biểu dương

 

                     Chia tay cô giáo – người VỆ QUỐC

                     Người lính Bác Hồ-sống kỷ cương

                     Trò cũ  Đại An luôn nhắc nhở

                     Hiệu trưởng như cô: một tấm gương.

 

                      Chúc cô trường thọ dư bách niên

                     Hưởng trọn lộc trời khắp hai miền

                     Thày trò Đại An cầu mong chúc

                     THÀNH ĐỒNG TỔ QUỐC sống tựa tiên!

Lưu ý từ năm học 1970-1971 các trường phổ thông cấp II đều giao cho các Phòng giáo dục huyện, thành quản lý.

  1. 4. THẦY HIỆU TRƯỞNG THỨ TƯ TRƯỜNG ĐẠI AN

Thầy Trần Sỹ Khải quê Cổng Hậu Nam Định.

Thầy Hiệu trưởng 2 năm học 1971-1972 và 1972-1973.

Giai đoạn này miền Bắc có bước tiến mới cục diện chiến trường miền Nam, biến đổi sau đồng khởi 1970 Mỹ thất bại lớn.

Tổng thống Mỹ trút kế sách cuối cùng là:

Dốc toàn lực những loại máy bay hiện đại nhất như “cánh cụp” “cánh xòe” F101, F105, cả pháo đài bay B52 đánh hủy diệt miền Bắc chúng tuyên bố “đánh để miền Bắc trở về thời đồ đá”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi:

Cho dù giặc Mỹ có leo thang đánh phá miền Bắc. “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm,…20 năm hoặc lâu hơn nữa. HÀ Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “ Đánh đến khi nào trên đất nước Việt Nam không còn bóng dáng tên xâm lược nào mới thôi…!”.

Hưởng ứng lời Bác miền Bắc dốc sức chi viện cho chiến trường “thóc không thiếu một cân. Quân không thiếu một người”

Hàng vạn sinh viên các trường đại học trên miền Bắc tự nguyện lên đường diệt Mỹ nhiều trường sinh viên vừa hành quân vừa luyện để sớm vào kịp chiến trường chiến đấu. Các thày giáo trẻ nối nhau ra trận. Trường Đại An các thày trẻ nô nức nộp đơn xin ra chiến trường diệt Mỹ là  các thầy giáo Phạm Văn Ổn, Nguyễn Mạnh Thà….Chiến thắng giặc Mỹ về các thầy đều là thương binh, bệnh binh.

Cấp trên chỉ thị “giặc Mỹ có hung hãn, xảo quyệt đến đâu các trường phải dựng hầm kèo thật vững chắc… Chúng ta cùng thổi bùng ngọn lửa thi đua hai tốt để thắng Mỹ…”

Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng sự chỉ đạo của hội đồng sư phạm trường đã động viên được khí thế cách mạng của nhân dân xã nhà. Mỗi phụ huynh góp cho con mình hàng chục cọc tre, rơm, công làm hầm kèo đóng 2 lớp cọc tre tươi, phía trên quấn bùn rơm dày để thày trò dạy và học thắng Mỹ.

 

Mái trường ngói mới đỏ tươi.

Hầm kèo đứng lớp sân chơi cũng hầm

Cha đời giặc Mỹ ngoại xâm

Lớp đầy đủ hầm cứ dạy ung dung

Những năm học 1971-1972 và 1972-1973. Chiến tranh ở vào giai đoạn quyết liệt nhất. Thầy ra chiến trường chưa được bổ sung. Trò ở thành phố sơ tán về tăng cấp II 8 lớp 420 em. Tổng kết năm trường chỉ đạt loại đạt yêu cầu   cơ bản. Riêng hầm hào chống chiến tranh phá hoại được phòng biểu dương. Thầy Khải chuyển về Thành Nam.

THẦY HIỆU TRƯỞNG THỨ NĂM CỦA TRƯỜNG ĐẠI AN

Thầy Lê Văn Thiêm

Dời quê xứ Nghệ ra đây

Quang Trung Vụ Bản làm thày cấp II

Say sưa giảng dạy đua tài

Lên đường đánh Mỹ dẻo dai kiên cường

 

Chiến đấu dũng cảm bị thương

Loại khỏi chiến trường – về với Đại An

Hai chín năm đầy vinh quang

Nghỉ hưu: bến đỗ Đại An trọn đời…

Thày sinh ra và lớn lên tại huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Đi chiến đấu thành thương binh, tiếp tục được về quê ta và được đề bạt chức Hiệu trưởng trường phổ thông cấp II từ năm học 1973-1974

Hai năm học của thời kỳ đầu, thày làm hiệu trưởng. Đất nước có nhiều thay đổi lớn:

Những năm sau chiến dịch ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG. Quân dân miền Bắc đánh tan tác CHIẾN TRANH HỦY DIỆT MIỀN BẮC của đế quốc Mỹ. Tổng thống LẦU NĂM GÓC nhận thất bại thảm hại. Buộc phải tuyên bố chấm dứt vĩnh viễn phá hoại miền Bắc xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Tuy vậy đất nước ta vẫn còn bị chia cắt. Song cái nạn mũ rơm, bông băng cá nhân đi học. Lớp hầm kèo được chấm dứt. Trời của ta, đất của ta ta tha hồ vui ca học tập.

Mỹ giầu, hiện đại đến đâu

Cuối cùng chúng phải cúi đầu hàng ta

Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thắng đế quốc Mỹ vui ca đời đời

Trong bầu không khí phấn khởi này thầy hiệu trưởng Thiêm được huyện chi viện cho một thày giáo quê hương An Cự nhiều năm dạy giỏi toán ở trường phổ thông cấp II Minh Tân về làm tổ trưởng tổ tự nhiên là thầy Vũ Văn Phùng. Cô Phạm Thị Ngoãn tổ trưởng tổ xã hội. Thầy phó hiệu trưởng Thịnh cộng tác đắc lực. Thày Thiêm say sưa lao vào chuyên môn, dự giờ, thăm lớp, tổ chức hội giảng trường để chọn những tiết dạy hay, những thày dạy giỏi. Tổng kết năm học 1974-1975 cô Phạm Thị Ngoãn đạt giáo viên dạy giỏi Văn cấp huyện.  Cô có học trò Trần Tuấn Vóc quê An Duyên đạt giải nhì văn lớp 7 của tỉnh, thầy Phùng hội giảng huyện đạt giải cao.

III.  TRƯỜNG TỪ THỜI CHIẾN CHUYỂN SANG THỜI BÌNH

           Từ năm học 1976-1977 đến nay,

Đây là năm học thứ ba của thầy hiệu trưởng Lê Văn Thiêm cũng là năm đầu tiên thày trò cả nước được hưởng SẠCH BÓNG QUÂN XÂM LƯỢC

Phát huy thành tựu của năm học trước vào năm học này ban giám hiệu chọn cách xây dựng điển hình, chỉ đạo điển hình.

Lớp 7A cô Phạm Thị Ngoãn dạy Văn làm chủ nhiệm, thầy Vũ Văn Phùng dạy Toán. Hàng tuần có những buổi dự những tiết Văn cô Ngoãn dạy, tiết Toán thầy Phùng dạy, sau mỗi tiết có rút kinh nghiệm chọn phương pháp truyền thụ kiến thức đến các em tốt nhất. Tất cả các lớp đều dạy phụ đạo kém 2 buổi Văn,  2 buổi Toán, một buổi bồi dưỡng học sinh giỏi. Riêng các em con cán bộ, bộ đội, con gia đình chính sách đều có buổi phụ đạo giúp các em học tốt hơn.

Tổng kết năm học trường được Phòng giáo dục biểu dương về đổi mới chuyên môn.

Theo dõi phong cách chỉ đạo chuyên môn của thầy Hiệu trưởng là thương binh chống Mỹ biểu hiện tốt. Hết năm học Phòng cho thầy Thiêm nghỉ đi ôn tập để đi học cao đẳng sư phạm.

Năm học này em Phùng Thị Xiêm quê An Duyên đạt giải nhì môn Ngữ Văn toàn huyện. Hai con của học sinh Xiêm nối gót mẹ cùng đạt loại giỏi. Hiện nay con lớn của Xiêm là sinh viên giỏi được giữ lại trường giảng dạy Đại học là em Nguyễn Thị Nhung.

THẦY HIỆU TRƯỞNG THỨ SÁU TRƯỜNG ĐẠI AN

Thầy Bùi Đăng Chấn

Thầy quê ở xã Thành Lợi – huyện Vụ Bản.

Thầy về quyền hiệu trưởng năm học 1977-1978.

Năm học này Bộ giáo dục quyết định nhập

Trường phổ thông cấp I

Trường phổ thông cấp II

Thành một trường tên gọi là trường PHỔ THÔNG CƠ SỞ

Thầy Bùi  Đăng Chấn quyền hiệu trưởng phụ trách chung

Thầy Vũ Nguyên Thịnh – phó hiệu trưởng chuyên môn cấp II

Thầy Trần Khắc Chỉnh – phó hiệu trưởng chuyên môn cấp I

Thầy Trần Gia Phức – phó hiệu trưởng phụ trách xây dựng.

Thầy được chi bộ  giáo dục bầu giữ chức bí thư. ( Chi bộ giáo dục xã  gồm các đảng viên Mẫu giáo, Câp I, Cấp II)

Khối cấp I có 18 lớp gồm 795 học sinh

Khối cấp II có 15 lớp gồm 746 học sinh

Dựa theo nề nếp chuyên môn của từng cấp các thày cấp phó chuyên môn duy trì sinh hoạt theo nề nếp những năm trước. Thầy Chấn luôn phát huy tính tập thể, ban giám hiệu lãnh đạo trường. Đặc biệt là luôn sâu sát thực hiện nghị quyết lãnh đạo của chi bộ giáo dục.

Do nhập 2 cấp học thành trường quá lớn. Khối cấp I còn nhiều lớp dạy ở cơ sở hợp tác xã. Nên tổng kết năm học trường chỉ xếp loại đạt yêu cầu cơ bản của nhiệm vụ năm học đề ra.

Trường phổ thông cơ sở Đại An vẫn giữ được nề nếp chuyên môn Trường không mắc sai sót nào.

Hết năm học thầy Chấn được chuyển về Thành Lợi.

THẦY HIỆU TRƯỞNG THỨ BẨY CỦA TRƯỜNG ĐẠI AN

Thầy Nguyễn Khắc Tạc

Quê thầy ở thôn An Duyên xã nhà, thầy dạy ở miền thượng huyện Vụ Bản nhiều năm.

Giảng dạy Hiển Khánh nhiều năm

Thầy dạy Toán giỏi: tiếng tăm huyện nhà

Nay về dạy ở quê ta

Phấn đấu dạy giỏi xã nhà chờ mong

Những năm đầu thày Lê Văn Thiêm là thương binh, hiệu trưởng trường nhà, Phòng điều thày Tạc từ Hiển Khánh về thay thày Phùng đi học từ năm học 1975-1976. Về trường nhà, thầy Tạc phát huy năng lực dạy giỏi của mình dạy các em Đại An. Khi thầy Chấn về Thành Lợi thầy Tạc lên quyền hiệu trưởng 2 năm học 1978-1979 và 1979-1980.

Khó khăn nhất với thày là chưa có kinh nghiệm của một trường phổ thông cơ sở lớn, thầy lại ít tuổi hơn 3 thày phó hiệu trưởng.

Phó hiệu trưởng phụ trách xây dựng-bí thư chi bộ giáo dục thầy Trần Gia Phức luôn chỉ đạo lớp cán bộ trẻ nhiều điều hay lẽ phải.

Phó hiệu trưởng chuyên môn khối cấp I là thầy Trần Khắc Chỉnh luôn sâu sát chuyên môn, hoàn thành tốt chức trách của mình góp phần xây dựng trường.

Phó hiệu trưởng chuyên môn khối cấp II là thầy Vũ Nguyên Thịnh dày dạn kinh nghiệm bồi dưỡng tổ Văn.

Cấp I                    18 lớp         795 em

Cấp II                   15 lớp                   746 em.

Chuyên trách bổ túc thầy Đặng Huy Chân

Chuyên trách mẫu giáo cô Vũ Thị Tân An.

Ở cương vị quyền Hiệu trưởng. Thầy Tạc luôn đề cao tính Đảng: mọi việc của trường cần triển khai, thầy luôn xin ý kiến của thầy bí thư Chi bộ giáo dục (năm học 1978-1979 thầy Trần Gia Phức là phó hiệu trưởng, bí thư Chi bộ. Năm học sau này thầy Phức nghỉ hưu, thầy Trần Khắc Chỉnh làm phó hiệu trưởng, bí thư).

Thuận lợi cơ bản đối với thầy Tạc là:

* VỀ CHUYÊN MÔN:

Lợi thế nhất:     + Thầy là người dạy Toán giỏi nhiều năm của huyện.

+ Thầy là người địa phương nên hiểu tình hình từng thôn rất kỹ.

+ Các phó hiệu trưởng, các khối trưởng, tổ trưởng chuyên môn hầu hết là người cùng xã và là bạn học nên khi thày triển khai công việc thuận lợi nhiều.

Thày phân công việc trường rất sâu sát.

Khối cấp II chọn giáo viên chủ nhiệm lớp đúng người, đúng việc nhất là chọn giáo viên có kinh nghiệm dạy bộ môn lớp 7 thi hết cấp. Thầy cùng tổ trưởng dự giờ, chọn tiết dạy hay mời các thầy cô dự rút bài học để nâng cao chuyên môn.

Kết quả cuối năm học:

Khối cấp I:

Các lớp 4 thi đạt 95%

Các lớp còn lại thi lên lớp gần 100%

Thầy phó hiệu trưởng Trần Khắc Chỉnh được phong tặng chiến sỹ thi đua cấp trường.

Khối cấp II:

Lớp 7 thi hết cấp được xếp thứ 10 toàn huyện

Thầy Tạc, cô Ngăm dạy Toán 7 học sinh đỗ cao

Cô Kiển, cô Ngoãn xếp thứ 3 Văn 7 toàn huyện. Thầy Tân dạy Sử lớp 7 thi đỗ 100%. Phòng thưởng thầy cô dạy đỗ cao mỗi xuất một mảnh vải xa tanh đen may quần.

Hết năm học 1978-1979 Phòng giáo dục huyện tổ chức lễ tổng kết tại trường phổ thông cơ sở xã Kim Thái.

Đoàn đại biểu xã nhà được mời gồm:

Bác Phùng Công Lan  – bí thư ban chấp hành Đảng bộ.

Bác Vũ Khắc Hiển – phó Bí thư ban chấp hành Đảng bộ, kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân xã.

Cô Vũ Thị Ngăm tổ trưởng tổ tự nhiên – giáo viên giỏi.

Thầy Trần Khắc Chỉnh phó hiệu trưởng- Chiến sỹ thi đua.

Thầy Tạc – Quyền hiệu trưởng.

Vừa xuống xe đạp dưới sân trường Kim Thái gặp thầy Vũ Quang Khải-thầy  dạy thầy Tạc cuối cấp một trước đây là chiến sỹ thi đua trường bạn về hội nghị…

Nhìn khu trường hai tầng đầu tiên của huyện mọc lên trên đất Thánh Liễu Hạnh to đẹp… Bột phát thầy Tạc buông lời trước sân trường:

– Thầy giáo ơi! Bao giờ xã mình có được ngôi trường to, đẹp thế này?

Thầy Khải lên tiếng:

– Cứ ước, cứ mơ đi em ạ! Ngôi trường to đẹp em mơ đối với xã nhà không khó. Xã mình nghèo tiền nhưng lòng yêu nước, yêu quê hương giàu lắm! Trong kháng  chiến chống thực dân Pháp. Bốn đồn giặc quây lấy xã mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đại An kiên cường, dũng cảm lắm. Xã nhà “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Xã mình thành xã anh hùng. Đảng bộ Đại An lãnh đạo ngôi trường em mơ sẽ đến… Em cứ bám sát đề cập nguyện vọng muốn có ngôi trường tầng với lãnh đạo xã nhà em ạ!

  • Câu chuyện của thày trò không ngờ lại nung nấu con tim, khối óc những người lãnh đạo cao nhất xã.
  • Không biết bác bí thư, bác chủ tịch ủy ban nhân dân đã tổ chức bao nhiêu hội nghị động viên sức dân một xã nghèo làm nghề nông đã chọn được ngày động thổ xây trường…
  • Trường tầng xây ra gần mép đường quốc lộ 38B (đường 12 cũ).
  • Đúng ngày đã chọn, bác Bí thư ban chấp hành Đảng bộ- bác Chủ tịch ủy ban nhân dân xã lệnh hạ móng xây khu vực cấp II, hai dãy quay hướng nam hai tầng 12 phòng. Bác Phùng Công Lan – Bí thư cắm mai đào hòn đất đầu tiên trước sự cổ vũ của các vị phụ huynh reo lên không ngớt! Bác chủ tịch tuyên bố dõng dạc.

“Toàn Đảng toàn dân xã nhà dồn mọi sức lực của mình để khánh thành trường tầng khối cấp II để năm học tới các em sẽ được học ở trường mới to đẹp đoàng hoàng. Khu cấp I ở xóm Thượng Đại Đê sẽ hoàn thành 4 phòng ngói dồn 4 lớp 3 ở các lũy tre làng về khu tập trung năm học mới”

Vào năm học thứ 2 thày Tạc quyền hiệu trưởng thày phát huy nề nếp chuyên môn tốt, sẵn có đưa phong trào giáo dục Đại An lên bước mới.

Tổng kết năm học 1979-1980, toàn trường vẫn giữ được chất lượng tốt.

Khối cấp I được Phòng biểu dương, khối cấp II nhiều thầy cô dạy lớp 7 được thưởng.

 

Song song với việc làm tăng giờ, chỉ đạo chuyên môn, thày Tạc thường xuống 2 khu xây trường thăm và động viên thợ giúp cho trường được khánh thành đúng lịch xã đề ra.

Hết năm học: hai khu xây trường đã làm lễ khánh thành. Ngắm khu trường khối cấp II đặt trên thế đất cao,  mười hai phòng bê tông cốt thép cao sừng sững! Đẹp. Ai dám bảo dân xã Đại An nghèo lại có một ngôi trường đáp ứng lòng mong mỏi của bao thế hệ thày trò quê ta được?

Hết hai năm học 1979-1980 thầy Lê Văn Thiêm đã tốt nghiệp khóa học, thầy tiếp tục về vị trí hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở Đại An từ năm học 1980-1981.

Phó hiệu trưởng khối cấp I thầy Trần Khắc Chỉnh

Khối cấp II hai thầy: Nguyễn Khắc Tạc và Đặng Huy Chân

Cấp II có 15 lớp 746 học sinh (năm học 1980-1981)

Các năm sau do thực hiện sinh đẻ theo kế hoạch nên học sinh giảm dần.

Trở lại vị trí hiệu trưởng lần thứ hai. Thầy Lê Văn Thiêm đứng mũi chịu sào mái trường phổ thông cơ sở quá lớn.

Ngoài chỉ đạo chuyên môn thày bám sát tham mưu với lãnh đạo xã thực hiện bằng được nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất lâu dài cho cả hai khu trường. Nhân dân xã nhà  còn nghèo.  Cùng một lúc xây cả hai khu cùng bê tông cốt thép… Chắc chắn dân gánh không nổi.

Khu cấp II được khai giảng và giảng dạy ở trường tầng rồi. Trước mắt phấn đấu xây dãy phía tây làm văn phòng và phòng hiệu bộ.

Khu cấp I xã phấn đấu xây tiếp để năm học 1981-1982 có đủ phòng học ở khu trung tâm xóm Thượng Đại Đê cho 4 lớp 3, 4 lớp 4, 4 lớp 5 dồn hết về. Còn 5 lớp 1, 4 lớp 2 tạm thời cứ dạy nhờ cơ sở hợp tác các thôn. Giai đoạn sau phấn đấu tiếp. Thày nuôi hy vọng Đảng bộ Đại An sẽ động viên được sức dân một ngày không xa nữa Đại An sẽ có  trường bê tông cốt thép cho cả 2 khu khang trang vĩnh cửu.

Theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục: Năm học 1990-1991 khối cấp I được tách ra thành trường Tiểu học, Khối cấp II tách riêng. Đến năm học 1995-1996 trường phổ thông cơ sở được đổi tên thành Trường trung học cơ sở.

Từ ngày là thương binh chống Mỹ về làm hiệu trưởng phổ thông trung học cơ sở Đại An. Trừ những năm đi học thầy Thiêm có 29 năm học hiệu trưởng.

Hiệu trưởng hai chín năm trời

Thày nếm đủ mùi: sơ tán máy bay

Lớp hầm kèo: quá loay hoay

Tre, rơm, bùn, rạ lo ngày lo đêm

Lớp, trường: giặc Mỹ chẳng kiềng

Trút bom chẳng kể ngày đêm bất kỳ

Mất ăn, mất ngủ nghĩ suy

Thắng để quốc Mỹ xá gì công lao

Thật là thỏa nỗi ước ao

Thắng Mỹ trường đẹp to cao tuyệt vời!

Khi thầy Đặng Huy Chân – phó hiệu trưởng chuyển sang phụ trách giáo dục thường xuyên. Ban giám hiệu thay đổi, thầy Tạc nghỉ chế độ.

Cô Vũ Thị Ngăm quê Đại Đê là tổ trưởng tổ bộ môn khoa học tự nhiên lãnh đạo giỏi được phong làm phó hiệu trưởng. Tám năm sau, cô Ngăm đi Quang Trung Cô Vũ Thị Thanh Tâm quê An Hưng về làm phó hiệu trưởng. Khối cấp I được tách ra. Khối cấp II được giảng dạy trên mái trường tầng đẹp. Thầy trò ra sức phấn đấu  nên tổng kết năm học năm 1994-1995, dấu son lịch sử đối với trường trung học cơ sở Đại An phấn đấu thành TRƯỜNG TIÊN TIẾN cấp huyện.

Trường thành tiên tiến cấp huyện có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân quyết định vẫn là tập thể sư phạm trường. Tập tập thể Đại An đã đoàn kết gắn bó với mái trường. Lại có nhiều thày cô giỏi:

Tổ xã hội có: thầy Tân, cô Ngoãn, cô Kiển, cô Nguyên.

Tổ tự nhiên: thày Tạc, cô Ngoãn, thày Lâu quê Liên Minh, thày Lan ở Nam Trực, cô Nghĩa, cô Dậu.  Trong đội ngũ nhiều thầy gia đình quá khó khăn như thày Tân một thân một mình nuôi ba con ăn học. Thầy Nguyện quê thành phố vợ phải bỏ dạy, cùng thầy nuôi 2 con học đại học Hà Nội. Thầy chủ nhiệm lớp 7, dạy Toán. Tất cả các tuần 2 buổi bồi dưỡng học sinh giỏi, hai buổi phụ đạo học sinh kém. Một buổi lao động với lớp chủ nhiệm. Sau mỗi buổi học sáng thầy đều nằm nghỉ và soạn bài buổi trưa tại lớp chả tính đến bữa trưa ở đâu cả…

Khó khăn là thế Song Đại An có một đội ngũ yêu trường yêu lớp “Tất cả vì học sinh thân yêu!”….

Vì có đội ngũ quý giá như vậy nên trường phổ thông cơ sở Đại An có bước tiến mới:

Từ năm học 2002-2003 đến nay Đại An được phong tặng danh hiệu TRƯỜNG TIÊN TIẾN.

Nhà trường có nhiều thầy say với chuyên môn. Nên hàng năm bồi dưỡng được nhiều trò giỏi:

Em Ngô Thị Thiết – quê Đại Đê phát huy truyền thống giỏi cấp II vươn lên giỏi cấp III. Nay là cô giáo cấp III Hà Nội. Các em Vũ Thị Tâm, Vũ Thị Hương đều là học sinh giỏi. Nay đang giữ trọng trách nhiệm vụ chuyên môn là phó hiệu trưởng của các trường trung học cơ sở Vụ Bản. Em Nguyễn Thị Hải Yến – An Duyên từ học sinh giỏi của trường… Nay em đang là hiệu trưởng trường trung học cơ sở Trực Thuận, Trực Ninh và được bầu vào BCH Đảng ủy xã, đại biểu HĐND huyện Trực Ninh. Em Vũ Thị Cúc – thôn Ngói con thương binh nghèo học giỏi. Nay đang là cô giáo phổ thông trung học Vụ Bản… Em Vũ Quốc Dũng – thôn ngói nay là thạc sĩ, bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện.… Em Nho bác sỹ chuyên khoa, giám đốc bệnh viện Tình Thương Nam Định….

Khi tuổi tác đã cao, vết thương hành hạ. Đã đủ tuổi thầy Lê Văn Thiêm nghỉ hưu từ năm học 2004-2005.

Dạy học đất Bắc bốn thập niên

Phấn trắng bảng đen viết triền miên

Rèn luyện cho đời bao trí thức

Hưu bên con, vợ: sống tựa tiên

Mong thầy thọ tới bách niên

Thưởng thầy hiệu trưởng LÊ THIÊM-NAM ĐÀN

Nghỉ về sống với Đại An

Tình thầy trò với xóm làng vui sao!

TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO biết bao

TRỒNG NGƯỜI: hưởng lộc-vui nào vui hơn!

THẦY HIỆU TRƯỞNG THỨ TÁM TRƯỜNG ĐẠI AN

Thầy Trần Ngọc Nhâm – Hiệu trưởng

Cô Vũ Thị Tâm quê An Cự – Phó hiệu trưởng

Thầy Trần Ngọc Nhâm – Hợp Hưng ta

Về làm hiệu trưởng Đại An nhà

Thày từng giảng dạy ở Minh Hải

Kinh nghiệm hai miền ứng dụng ra

                   

                     Giáo dục miền Bắc tải vào Nam

Thay nền giáo dục Mỹ bạo tàn

Thầy Nhâm tích lũy đầy kinh nghiệm

                   Vận dụng dần dần vào Đại An

Là một hiệu trưởng trẻ, thầy đã từng giảng dạy ở 2 miền, thầy có kinh nghiệm và phong cách làm việc có khoa học, sống chu đáo cầu tiến và quyết đoán…

Đất nước vừa giải phóng, thầy là một nhà giáo trẻ nhất đoàn cán bộ giáo dục miền Bắc được cử vào cùng các thầy cô giáo ở cực Nam của Tổ quốc gieo từng ” con chữ” của Đảng cho thế hệ học sinh vùng sâu vùng xa- nơi mà người dân ở đây chịu nhiều thiệt thòi, nhất là những năm tháng chiến tranh khốc liệt do đế quốc Mỹ gây ra

Thầy là người thứ tám đảm đương nhiệm vụ hiệu trưởng trong 52 năm tính từ ngày thành lập (năm học 1962-1963). Thầy cũng là thầy hiệu trưởng thứ hai được chi bộ Trường bầu làm bí thư chi bộ Đảng.

Vinh dự và trách nhiệm của thầy nặng nề: Đâu là lãnh đạo? Đâu là vị trí chuyên môn?

Nhận nhiệm vụ hiệu trưởng kiêm bí thư chi bộ được 10 năm học rồi. Trong mười năm ấy thầy đã động viên các thầy cô làm việc tận tình và khoa học, “ Tất cảvì học sinh Đại An thân yêu!”.

Kiểm lại 10 năm học đã qua trường trung học cơ sở Đại An đoạt được những hiệu quả gì?

  1. VỀ CÔNG TÁC ĐẢNG:

Người Bí thư chi bộ cùng tập thể cấp ủy của chi bộ, hàng năm đã nghiên cứu kỹ lai lịch và ý trí phấn đấu của từng quần chúng trong tập thể sư phạm trường. Chi ủy phân loại, phân công đảng viên  giúp đỡ, đối tượng nào phấn đấu tốt đều được báo cáo về Đảng ủy xã để gửi về trường Đảng huyện học tập và đề nghị Đảng  ủy xã cho chi bộ trường duyệt và kết nạp. Chi bộ hiện tại có 15 đảng viên trên tổng số 28 giáo viên.

Hầu hết các năm Chi bộ trường trung học cơ sở Đại An đều được xếp loại chi bộ trong sạch vững mạnh và nhiều năm đạt danh hiệu chi bộ xuất sắc được khen thưởng.

Công đoàn, chi đoàn, Liên chi đội đều là những tổ chức quần chúng quanh chi bộ đạt loại tổ chức vững mạnh. Mười năm qua, năm nào chi bộ cũng có đảng viên suất sắc được Đảng ủy thưởng.

 

  1. VỀ NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN:

Theo sự chỉ đạo của Phòng giáo dục. Năm nào trường cũng tổ chức hội giảng. Hội thi giáo viên dạy giỏi.

Nhà trường chọn lớp chỉ đạo điển hình và phát động từng đợt thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn như:

+ 3-2 chào mừng ngày thành lập Đảng

+ 19-5 Sinh nhật Bác

+ 2-9 ngày quốc Khánh

+ 20-11 ngày nhà giáo Việt Nam….

Lấy điển hình từ gương thày dạy giỏi, trò học giỏi nêu gương cho toàn trường học tập. Chọn gương các em học sinh nghèo vượt khó, vượt nghèo học giỏi khen thưởng. Tất cả đều có phát, có động, có sơ tổng kết rút bài học phổ biến cho các lớp học tập.

Từng đợt thi đua trường có thưởng, có phê phán giúp các lớp, các em tiến bộ.

Vì vậy suốt 20 năm học qua nhà trường liên tục đạt danh hiệu TRƯỜNG TIÊN TIẾN cấp huyện.

Năm học nào nhà trường cũng có thày cô giáo được trên khen thưởng, nhiều năm trường có thày đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, chiến sỹ thi đua như  cô Trang, thầy Khiêm, cô Tâm, cô Quý, cô Bùi Hoa, cô Dung……

 

 

 

 

 

 

 

BẢN TÓM TẮT THÀNH TÍCH VỀ CHUYÊN MÔN

CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG 10 NĂM HỌC

TỪ  NĂM HỌC 2005 – 2006 ĐẾN HẾT NĂM HỌC 2015-2016

 

Về Hội giảng và hội thi giáo viên dạy giỏi:

Năm học 2005-2006 và năm học 2006-2007 đạt giải khuyến khích.

Năm học 2011-2012 ( XT3)  và 2012-2013  (XT 2) đạt cờ giải nhì.

Năm học 2013-2014 ( XT 5)  đạt cờ giải ba.

Những đ/c xếp thứ nhất hội giảng hoặc hội thi giáo viên giỏi: thầy Khiêm-môn Toán, cô Quỳ môn Ngữ văn, cô Loan môn Ngữ văn, Lịch sử, cô Thúy môn Ngữ văn.

Những đ/c xếp thứ 3 là cô Dần môn Toán, cô Nguyễn Hoa môn Toán, cô Bùi Hoa môn Toán.

Về thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, những năm xếp thứ hạng cao là:

*/ Xếp thứ  cao toàn huyện:

Xếp thứ 5 năm học: 2008-2009 và 2009 -2010; xếp thứ 8 năm học 2007-2008, 2010-2011, 2012-2013; xếp thứ 7 năm học 2014-2015.

*Xếp thứ cao toàn tỉnh:

Năm học 2010-2011 xếp thứ 39/243 trường, năm học 2014-2015 xếp thứ 23/243 trường.

Cũng là những năm học này trường có học sinh thi đỗ vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Cụ thể năm học 2010-2011 có 2 học sinh là em Nguyễn Thanh Hương và em Vũ Thị Chúc, năm học 2014-2015 là em Nguyễn Thị Thu Trang.

Những thầy cô giảng dạy có chất lượng cao thi nhiều năm  vào THPT là cô Quỳ, cô Lan, cô Loan môn Ngữ văn, Thầy Khiêm, cô Bùi Hoa, cô Tâm môn Toán; có các thầy cô khác giảng dạy thi vào THPT chất lượng cao là Cô Mỵ và cô Thúy môn Lịch sử,  cô Mỵ môn Ngữ văn. Trong đó có môn Toán  xếp thứ nhất là năm học 2010-2011,do cô Tâm giảng dạy   và  năm học 2014-2015 do thầy Khiêm giảng dạy, môn sử xếp thứ nhất là do cô Mỵ và cô Thúy giảng dạy năm học 2007-2008.

 Về chất lượng kiểm tra đại trà:

Nhiều học kỳ xếp thứ hạng cao, xếp thứ 6, 7 như học kỳ I năm học 2013-2014 và học kỳ I năm học 2014-2015…

Có nhiều thầy cô xếp thứ nhất nhiều năm như cô Tâm, cô Tươi, cô Trang, Thầy Khiêm, cô Bùi Hoa; xếp thứ hạng cao như cô Dần, cô Quý, cô Dung,  thầy Đại, cô Vân Anh, cô Liên, cô Lý, cô Nga, cô Hảo, cô Dinh.

 

 

 

Về học sinh giỏi văn hóa và học sinh giỏi TDTT:

*Học sinh giỏi văn hóa xếp thứ 8 là năm học 2013-2014 và 2014-2015, xếp thứ 9 năm học 2006-2007. Có nhiều thầy cô có nhiều học sinh đạt giải cao và đạt nhiều giải là cô Trang, cô Dần, cô Tươi, cô  Lê, cô Bùi Hoa, cô Dinh,  thầy Khiêm, cô Vân Anh, cô Liên. Đặc biệt Đội tuyển Toán do cô Trang giảng dạy cả 4 em dự thi đều đạt giải cao.

*Học sinh giỏi TDTT do cô Hường và cô Hạnh phụ trách tập huấn, có nhiều năm xếp thứ hạng cao là các năm học 2005 -2006 và năm học 2006-2007 xếp thứ 7, năm học 2009-2010 xếp thứ 6, năm học 2014-2015 xếp thứ 9; năm nào cũng có học sinh đạt giải cao. Có năm có các em đi thi đấu ở tỉnh đạt giải nhất, nhì ở tỉnh như  em Xuân, em Thảo…

 

  1. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA CỦA TRƯỜNG THCS ĐẠI AN.

Song song với việc chỉ đạo chuyên môn. Tập thể cấp ủy, ban giám hiệu trường dày công nghiên cứu quy hoạch ngôi trường sao cho xứng với ước vọng của Đảng bộ của trên tám nghìn dân Đại An.

  • Muốn thoát nghèo phải có học
  • Muốn thành công dân tốt, chiến sỹ giỏi. Muốn thành bác sỹ, kỹ sư, tiến sỹ… Trước hết phải có kiến thức từ trung học cơ sở khá giỏi trở lên “Học! Học nữa! Học mãi” học thành tài.

Là người đứng mũi chịu sào, thày Nhâm trăn trở: không lẽ xã cấp cho trường một khu đất 4760 m2 xây trường, 3793 m2 sân bãi thể dục, thể thao chỉ để có 12 phòng học hướng Nam đặt 12 lớp. Còn lại để không ư? Sẽ làm gì?

Nhớ lời ông cha ta dạy:

“Trăm chiều ngang ngửa vì tiền!”

Ban giám hiệu bám sát xã, bám sát những cán bộ chủ chốt có vai trò quyết định đệ trình KẾ HOẠCH, TỈ MỈ, CHI TIẾT sơ đồ quy hoạch cho một mái trường đẹp! Trường chuẩn… và phác họa lịch trình xây dựng.

Tường bao chu vi trường đã có, cổng trường phải xây bờ ao phía trước, xây công trình phụ, bê tông hóa sân trường.

Dãy phía Đông các phòng học vi tính, phòng thí nghiệm, phòng truyền thống, phòng đọc sách…

Dãy phía Tây: phòng hiệu bộ, văn phòng, phòng họp hội đồng….

Khu trường trung học cơ sở Đại An này đã ở thế đất cao. Ôm lấy đường 38B quay hướng Nam là dãy 2 tầng cho các lớp học bê tông hóa và xây nốt 2 dãy phía  đông đặt phòng học vi tính và các phòng học bộ môn khác. Tất cả ghép thành hình chữ môn quá đẹp.

Thiết kế đẹp! Xây dựng xong Trường Đại An có lẽ vào loại đẹp của Vụ Bản ấy chứ!

Xây dựng đầy đủ như vậy có lẽ phải hết tới chục tỉ ấy chứ. Suy nghĩ của thày hiệu trưởng:

Xây ngay một đợt làm gì có tiền? Phải chia từng hạng mục theo sơ đồ thiết kế để xây dựng dần…Năm nay làm gì? Năm sau, năm sau nữa… Bao giờ ngôi trường mới hoàn thiện?

Nhân dân Đại An nghèo về tiền nhưng rất giàu về tấm lòng! Tiền hẹp, lòng rộng….

Các vị lãnh đạo chủ chốt xã đã cùng Đảng bộ động viên được khí thế cách mạng của trên tám nghìn khẩu thắt lưng buộc bụng xây dựng tiếp qua nhiều năm.

Cuối năm 2015 ngắm khu trường trung học cơ sở Đại An. Trường ở thế đất cao quay hướng Nam ôm đường 38B. Trường 2 tầng cao sừng sững ở khuôn viên đẹp như trong mơ của mọi tầng lớp nhân dân Đại An.

Hoàn Thiện một ngôi trường. Đón chờ cấp trên quyết định công nhận:

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠI AN THÀNH TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA.

Đó có phải là sự lãnh đạo hợp lòng dân của tập thể ban thường vụ Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, thường trực ủy ban nhiều khóa hợp sức động viên được tinh thần cách mạng: “TẤT CẢ VÌ TƯƠNG LAI CON EM CHÚNG TA!” không?

Có ngôi trường đẹp, có được bằng công nhận trường chuẩn còn phải nói đến:

Tập thể cấp ủy Ban giám hiệu trường, Hội đồng sư phạm trường, Công đoàn, Chi đoàn, có cả sự đóng góp của các hội phụ huynh nhiều năm và toàn thể các em học sinh thân yêu hợp lại!.

Mười năm qua cả thày và trò đều phấn đấu tạo nên

Mười năm-một quãng đường dài

                   Trường bước tới LÂU ĐÀI VINH QUANG

                   Đại An được ghi SỔ VÀNG

                   CHUẨN QUỐC GIA: vẻ vang để đời!

                   Cố lên: Đại An ta ơi?

                   TRƯỜNG CHUẨN được rồi: Phấn đấu nữa lên!

                    Tiến lên cho dẻo cho bền,

                     Sánh vai trường bạn vươn lên tốp đầu.

Phải vươn lên! Đảng bộ, nhân dân Đại An đầu tư xây trường là việc đầu tư cho tương lai, cho sự phát triển của thế hệ trẻ Đại An nối tiếp nhau trao cả cho các thầy. Dân, Đảng đặt niềm tin vào tập thể sư phạm trường, tin vào cấp ủy trường. Con em Đại An có trở thành những người chủ tương lai tin cậy bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam anh hùng không? Tất cả do các thày quyết định!

Trường to, đẹp, kiên cố thế rất cần có một tập thể sư phạm mẫu mực. Biết đoàn kết hết lòng vì tương lai con trẻ có thế tập thể sư phạm trường mới hoàn thành sứ mệnh “TRỒNG NGƯỜI” cao cả như ý nguyện của Bác Hồ- Người sáng lập nền: CỘNG HÒA DÂN CHỦ.

“KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN!”- Ông cha ta đã từng dạy như vậy.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, suốt 52 năm qua tập thể sư phạm Đại An nối tiếp nhau đào tạo cho xã nhà nhiều người con ưu tú. Nhiều người coi vận mệnh đất nước hơn thân xác mình. Nhiều con em Đại An đã hy sinh để giành lại non song Việt Nam về mình.

DẪN CHỨNG MỘT LỚP 7 (NHƯ LỚP 9 HIỆN NAY)

THI TỐT NGHIỆP HẾT CẤP II NĂM HỌC (1965-1966)

Của trường phổ thông cấp II Đại An

Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Thanh Trì

Thầy chủ nhiệm lớp 7: Thầy Tô Mạnh Hùng, quê thành phố Nam Định dạy Ngữ văn, lớp có 59 em.

Thi hết cấp II xong. Một số nộp đơn thi lên học phổ thông cấp III. Một số đi thi vào trường trung cấp chuyên nghiệp. Số còn lại, các em tình nguyện lên đường đánh Mỹ. Có em chưa đủ tuổi cũng làm đơn xin đi bằng được.

Chiến thắng hoàn toàn giặc Mỹ, nước nhà thống nhất. Kiểm lại lớp 7 có 59 em năm ấy:

Chiến đấu dũng cảm thành liệt sỹ 11 học sinh

THÔN AN CỰ: 6

  1. Vũ Văn Phú
  2.   Vũ Tri Ngư
  3. Vũ Công Nguyện
  4. Phạm Văn Ái
  5. Phạm Văn Toại
  6. Trần Văn Vạn

THÔN ĐẠI ĐÊ: 2

  1. Vũ Công Luyến
  2. Vũ Công Quyện

THÔN AN DUYÊN: 3

  1. Nguyễn Gia Tân
  2. Nguyễn Khắc Lượng
  3. Nguyễn Đình Khang

THƯƠNG BỆNH BINH, CHẤT ĐỘC DA CAM: 11

THÔN AN CỰ: 4

  1. Vũ Công Giao
  2. Vũ Công Tịnh
  3. Trần Văn Minh
  4. Lê Văn Việt

THÔN ĐẠI ĐÊ: 3

  1. Vũ Quyết Trí
  2. Vũ Xuân Thụy
  3. Nguyễn Viết Nguyên

THÔN AN HƯNG: 1

  1. Trần Văn Tư

THÔN KHẢ CHÍNH: 2

  1. Nguyễn Mạnh Thà
  2. Phạm Văn Lại

THÔN LƯƠNG MỸ : 1

  1. Đỗ Ngọc Hân

Đó là 22 học sinh lớp 7 Trường Đại An hiến xương máu cho tổ quốc thời kỳ đánh Mỹ. Đấy là 1 lớp.

Mấy chục năm về trước: việc sinh đẻ tự do, có nhiều gia đình có tới 10 người con, diện 5, 7 con là chuyện thường. Hiếm gia đình 2, 3 con lắm. Vì chưa có cuộc vận động SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH như hiện nay. Do đó rất nhiều năm trường trung học cơ sở xã nhà mỗi năm có từ 4 đến 5 lớp 7 thi hết cấp II.

Tính quân bình mỗi năm học sinh hết cấp thi ra trường.

Nếu 2 lớp thi ra x 52 năm học = 104 lớp

Nếu mỗi lớp quân bình 40 em.

40 em x 104 lớp = 4160 em hết cấp ra trường.

Như vậy 52 năm đã qua trường ta đã cung cấp cho dân, cho Đảng quê nhà trên bốn nghìn người có học. Trên bốn nghìn con người ấy vươn lên. Vậy nhà trường đã cung cấp cho Đảng bao nhiêu công dân tốt, cán bộ tốt, chiến sỹ tốt xây dựng bảo vệ dân tộc Việt Nam anh hùng?

Đảng bộ và nhân dân Đại An nuôi dạy được lớp lớp con cháu cần cù, hiếu học, thôn minh sáng tạo. Biết đặt lợi ích của cách mạng lên trên hết. Con em Đại An trung thành với Đảng, với Bác hồ, với non sông đất nước .

Tính nhanh xem: học sinh Đại An trưởng thành như thế nào?

HỌC SINH ĐẠI AN PHẤN ĐẤU, TRƯỞNG THÀNH Ở LĨNH VỰC             QUÂN ĐỘI CÔNG AN

Tính nhanh ở 3 thôn xem bao nhiêu em thành đại tá:

THÔN ĐẠI ĐÊ:

Đại tá Vũ Hữu Đình

Đại tá Vũ Hữu Nam

Đại tá Vũ Hữu Duyên

Đại tá Vũ Hữu Vĩnh

THÔN AN CỰ

Đại tá Vũ Hữu Tĩnh

Đại tá Phạm Văn Lưu

Đại tá Phạm Văn Tuyên

Thượng tá Trần Văn Cẩn

THÔN AN DUYÊN

Đại tá Phùng Bá Nam

Đại tá Phùng Bá Sơn

Đại tá Phùng Bá Hải

Đại tá Phùng Bá Tuấn

Thượng tá  Phùng Bá Hợp

Mới tính nhanh ở 3 thôn (chưa tính thôn An Hưng) đã có trên một chục thượng, đại tá. Nhà nước mới phong thiếu tướng Nguyễn Mạnh Khuê, cục trưởng cục dân quân tự vệ. Như vậy rời mái trường Đại An, các em học tập rèn luyện, phấn đấu trưởng thành, có tới trên một trăm sỹ quan và dăm trăm chiến sỹ. Các em nối tiếp nhau lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Số các em hy sinh khá đông: có tới hàng chục gia đình hai em hy sinh.

Hai anh em Vũ Duy Hằng và Vũ Duy Tiêm – xóm Ngói.

Hai anh em Phạm Văn Thông và Phạm Văn Minh – tử sĩ An Cự

Hai anh em Phạm Văn Cường và Phạm Văn Vịnh – An Cự liệt sỹ…

Riêng 1 lớp 7 thi hết cấp năm học 1965-1966 đã có 11 liệt sỹ, 11 thương bệnh binh và mang trong mình chất độc da cam.

Học sinh Đại An cần cù, hiếu học, học giỏi

Đơn cử một xóm Ngói nổi lên nhiều tấm gương, ba anh em ruột đều là học sinh giỏi, trưởng thành.

  1. Anh Vũ Quốc Dũng – Thạc sỹ Quản lí giáo dục, nay là Bí thư chi bộ Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Vụ Bản.
  2. Em Vũ Mạnh Thắng , tốt nghiệp cử nhân- công tác phòng tổ chức Thủy điện
  3. Em Vũ Thị Hồng Thúy trưởng phòng kinh doanh ngân hàng Nam Định.

Em Trần PhúcNguyên giáo viên cấp III Nam Định

Em Vũ Thị Cúc con thương binh nghèo học giỏi đang là cô giáo cấp III Vụ Bản.

Hai anh ruột: Vũ Duy Cương và Vũ Duy Cát gia đình nghèo học giỏi, nay 2 anh em đều là thầy dạy cấp III Nam Định.

Em Nho nhà nghèo học giỏi đã thành bác sỹ chuyên khoa I-Giám đốc bệnh viện tình thương Nam Định.

PHẤN ĐẤU Ở CÁC NGÀNH KHOA HỌC

Các em học sinh trường trung học cơ sở Đại An phấn đấu học lên trưởng thành nhiều.

HOẠT ĐỘNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

Các em phấn đấu thành Chi ủy viên, Đảng ủy viên phục vụ ở các thôn đến lần lượt các khóa được bầu vào ban chấp hành Đảng ủy, được bầu vào thường trực các ban ngành trong xã hàng chục khóa vừa qua đều là học sinh Đại An cả. Nhiều nhiệm kỳ thường vụ Đảng bộ, thường trực ủy ban nhân dân đều là học sinh nhà trường ta cả.

Huyện ủy viên Phạm Thị Sử là học sinh Đại An . Thường vụ huyện ủy viên rồi thành đại tá-Trưởng phòng tổ chức công an tỉnh Phạm Văn Tuyên cũng trưởng thành từ trường Đại An.

Vũ Đức Thìn tổng công trình thiết kế các nhà máy THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH – SƠN LA và thành phó tổng cục, phó chủ nhiệm điện lực Việt Nam, là học sinh giỏi của trường trung học cơ sở Đại An ta.

Hằng trăm kỹ sư, bác sỹ, tiến sỹ hoạt động trên mọi nẻo đường tổ quốc phục vụ cho dân tộc Việt Nam anh hùng cũng là những trò giỏi, khá ở mái trường Đại An mà ra.

Nhắc đến mái trường trung học cơ sở Đại An, 52 năm xây dựng và phát triển đáng tự hào lắm!

Nhân dân Đại An ghi nhận trong ký ức của mình về công lao dạy dỗ của nhiều thế hệ thày, cô giáo đã:   “TẤT CẢ VÌ HỌC SINH ĐẠI AN THÂN YÊU!”

Tính từ ngày thành lập trường trung học cơ sở xã Đại An đến nay đã 52 năm. Trong 52 năm ấy có tới vài trăm thầy, cô ở nhiều quê hương về đây vun  đắp cho mầm xanh Đại An-một vùng quê nghèo khát chữ.

Những mầm xanh ấy đã và đang vươn lên thành những cán bộ tốt, thành công dân mẫu mực xây dựng đất nước Việt Nam anh hùng. Con em Đại An ngày càng xứng đáng với lòng mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp, có sánh vai cường quốc năm châu…. Chính là nhờ ở công lao học tập của các cháu…!” Đó là tài sản vô cùng quý giá của Đại An không có thể mang thứ gì so sánh được. Chúng ta vô cùng biết ơn nhiều thế hệ thầy cô đã tôi luyện cho quê ta tài sản quý giá ấy!

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ. Sự chỉ đạo của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân. Sự chỉ đạo của Phòng giáo dục huyện Vụ Bản Trường trung học cơ sở Đại An đã phấn đấu đón danh hiệu  TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA.

Chúng ta tin tưởng rằng với vị thế TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA. Một ngày không xa nữa trường trung học cơ sở Đại An sẽ bay theo kịp tốp chim đầu đàn của đàn chim GIÁO DỤC HUYỆN VỤ BẢN thân yêu!